1. Khi nào nên dùng máy hút mũi
Ngày nay, sử dụng máy hút mũi khi bị các bệnh liên quan đến hô hấp là vô cùng cần thiết. Khi cơ thể gặp những biểu hiện sau thì nên dùng đến máy hút mũi để hỗ trợ:
- Cúm bị ngạt mũi, mũi dãi đặc gây khó thở
- Đàm xuống cổ họng gây nghẹn khó chịu
- Khò khè ho có đờm xanh
- Trẻ dưới 2 tuổi có thể sử dụng máy hút mũi bình thường
2. Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Bao nhiêu tuổi dùng được máy hút mũi
Đối với các bé dưới 2 tuổi không thể tự tự hỉ mũi hay khạc nhổ đờm ra ngoài được thì bố mẹ nên dùng máy hút mũi để giúp bé rửa mũi sạch đờm dãi. Khi sạch đờm dãi bé sẽ dễ chịu hơn, thở nhẹ nhàng hơn.
Bên cạnh đó bố mẹ cũng phải lưu ý việc không nên thường xuyên hút mũi cho bé. Vì khi hút mũi thường xuyên bố mẹ vô tình làm niêm mạc bị tổn thương, trầy xước chảy máu và dễ dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp của bé. Chưa tính đến việc bố mẹ mua nhầm máy hút mũi kém chất lượng và thực hiện hút mũi thường xuyên cho bé thì sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
Bên cạnh đó bố mẹ cũng phải lưu ý việc không nên thường xuyên hút mũi cho bé. Vì khi hút mũi thường xuyên bố mẹ vô tình làm niêm mạc bị tổn thương, trầy xước chảy máu và dễ dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp của bé. Chưa tính đến việc bố mẹ mua nhầm máy hút mũi kém chất lượng và thực hiện hút mũi thường xuyên cho bé thì sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
3. Dùng máy hút mũi cho bé có làm bé bị đau không
Thực tế, lực hút của máy hút mũi rất nhẹ nhàng phù hợp cho trẻ sơ sinh, lực hút nhẹ tránh làm trầy xước niêm mạc mũi của trẻ. Nếu bố mẹ thực hiện đúng cách khi dùng máy hút mùi thì chắc chắn không làm bé đau hay khó chịu gì cả. Nhưng bố mẹ cũng nên lưu ý không thường xuyên hút mũi cho bé nhé.
4. Cách sử dụng máy hút mũi cho bé đúng cách
Khi sử dụng máy hút mũi tự động, các mẹ cũng cần lưu ý dùng cho đúng. Sau đây là cách sử dụng máy hút mũi cho bé đúng cách.
- Bước 1: Chọn lựa tư thế hút
Đối với người lớn của thể tự do chọn tư thế hút với trẻ nhỏ tốt nhất nên đặt bé nằm nghiêng sang một bên. Giu người bé yên vị để tránh vùng vẫy làm tổn thương niêm mạc mũi - Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý
Các dịch nhầy có thể đóng thành khối cứng. Vì vậy trước khi hút mũi cần nhỏ 1, 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm các dịch nhầy. Như vậy sẽ giúp quá trình hút diễn ra nhanh chóng, các dịch nhầy cũng dễ hút ra hơn. - Bước 3: Bật máy, điều chỉnh lực hút
Đối với trẻ nhỏ nên bật lực hút hơi nhẹ một chút để tránh làm tổn thương khoang mũi và gây khó chịu cho các bé. - Bước 4: Đặt vòi hút và tiến hành hút mũi
Đặt vào một bên cánh mũi và hút, thực hiện cho cả hai bên cánh mũi. Sau quá trình hút, các mẹ chú ý dùng khăn mềm để lau phần nước mũi còn lại - Bước 5: Vệ sinh dụng cụ hút mũi
Tháo lắp từng đầu hút và khoang đựng để vệ sinh. Có thể sử dụng nước rửa chuyên biệt hoặc tráng sơ qua nước sôi để diệt khuẩn. Bảo quản máy nơi khô ráo.
5. Kinh nghiệm chọn mua máy hút mũi cho bé
Trước khi mua máy hút mũi bạn thêm tham khảo qua các kinh nghiệm sau để chọn mua máy hút mũi đúng chất lượng và phù hợp hơn:
- Tiêu chí giá cả, đừng quá ham rẻ tiền mất tật mang. Nên chọn máy có thương hiệu để được bảo hành và tư vấn sửa chữa nếu xảy ra hư hỏng
- Chọn máy có chế độ chỉnh dành cho cả người lớn và trẻ em
- Thương hiệu được nhiều người dùng, linh kiện dễ thay thế
- Kích thước máy nhỏ gọn thuận tiện cho việc mang đi lại
6. Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy hút mũi cho bé
- Không thường xuyên máy hút mũi: không dùng quá 3 lần/ngày vì sẽ khiến mũi bé bị khô, dễ tổn thương niêm mạc
- Sử dụng nước muối: Không nên nhỏ nước muối quá nhiều lần và liên tục trong nhiều ngày
- Tránh đưa đầu hút vào quá sâu trong khoang mũi: khó hút dịch nhầy và có thể cọ xát vào mũi dẫn đến bị trầy niêm mạc
- Nên sử dụng máy hút mũi có đầu silicon mềm sẽ giúp tránh được các tổn thương không đáng có
- BIết cách điều chỉnh lực hút phù hợp: Đây là bước quan trọng trong hút mũi đúng cách, lực hút quá nhẹ không đủ để hút các dịch nhầy. Và ngược lại, lực quá mạnh làm mô mũi bị tổn thương, có thể chảy máu.
- Tránh rơi vỡ, tác động ngoại lực mạnh đến máy hút mũi: có thể làm hỏng linh kiện bên trong máy.