Bệnh cao huyết áp là gì?
Bệnh cao huyết áp (hay tăng huyết áp, tăng xông) là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch cao hơn so với bình thường. Để đánh giá huyết áp, người ta thường dựa vào hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (kí hiệu huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương, đơn vị mmHg). Bệnh cao huyết áp được chia thành nhiều loại, ví dụ như cao huyết áp vô căn hay cao huyết áp tự phát, tăng huyết áp thứ phát, cao tăng huyết áp tâm thu, tiền sản giật. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam:
- Người bình thường: Có huyết áp dưới 120/80 mmHg
- Người bị tiền cao huyết áp: từ 120/80mmHg - dưới 140/ 90mmHg
- Người bị tăng huyết áp: Từ 140/90mmHg trở lên
Nguyên nhân gây huyết áp cao là gì?
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh huyết áp cao đều không rõ nguyên nhân (cao huyết áp nguyên phát), chiếm khoảng 90 - 95% số ca. Khoảng 5 - 10% số ca còn lại là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát), thường do người bệnh đang mắc các bệnh liên quan đến thận, tim mạch hoặc sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc cảm. Trong trường hợp tăng xông do uống thuốc thì khoảng vài tuần sau khi ngưng thuốc huyết áp thường sẽ trở lại bình thường.
90 - 95% bệnh cao huyết áp không rõ nguyên nhân
Biểu hiện bệnh huyết áp cao
Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp mỗi năm và điều ngạc nhiên là gần 50% số ca chưa được phát hiện. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy của bệnh huyết áp cao mà bạn cần chú ý:
- Chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường: Nếu chỉ số huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường thì rất có thể bạn đang mắc bệnh tăng xông. Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi chỉ số này để kịp thời phát hiện bệnh.
- Chóng mặt: Chóng mặt là biểu hiện thường gặp ở những người bị tăng huyết áp. Ngoài ra, bạn còn có thể bị choáng đột ngột, mất thăng bằng khiến việc đi lại khó khăn, thậm chí là đột quỵ.
- Buồn nôn: Người bị tăng xông thường có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác như đau dạ dày. Để chắc chắn hơn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ.
- Tê, ngứa gan bàn chân, bàn tay: Đây là những dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân là do khi huyết áp tăng cao, các dây thần kinh bị tê liệt khiến bạn có cảm giác tê bì hoặc ngứa gan tứ chi.
- Xuất huyết kết mạc: Xuất huyết kết mạc thường là dấu hiệu của bệnh huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường.
- Chảy máu mũi: Những người bị bệnh ở giai đoạn đầu có thể bị chảy máu mũi đột ngột, khó cầm.
- Đau nhức đầu, đau mỏi vai gáy: Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức đầu, đau mỏi vai gáy thì rất có thể bệnh cao huyết áp đã chuyển biến nặng. Trong trường hợp nhẹ, dấu hiệu này thường ít xuất hiện.
Bệnh cao huyết áp có nhiều dấu hiệu phức tạp
Cách điều trị bệnh huyết áp cao
Các phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp hiện nay thường nhằm mục đích đưa chỉ số huyết áp về mức dưới 140/90mmHg. Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như điều chỉnh lối sống, điều trị bằng thuốc hoặc điều trị trong trường hợp khẩn cấp.
- Điều chỉnh lối sống: Bao gồm việc tập thể dục, giảm cân, tuân thủ chế độ ăn phù hợp với chứng cao huyết áp… Phương pháp này mang đến hiệu quả ở một số trường hợp, thường là bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, kể cả khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lối sống phù hợp để ngăn chặn những chuyển biến xấu hơn.
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc làm giảm huyết áp thường gồm có thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế hấp thụ canxi, thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc giãn mạch,… Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng để đạt được những hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh.
- Điều trị trong trường hợp khẩn cấp: Thường áp dụng cho người bị bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao.
Nên đo huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời
Hi vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp cao. Liên hệ với YTEGIASI247.com để được đặt mua các loại máy đo huyết áp tốt nhất.